Kí hiệu: KT09 - 10092014
Tên công trình: Công nghệ viễn thám trong quy hoạch đô thị
Địa điểm: thành phố Munich
Công nghệ: Công nghệ viễn thám`
Không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ viễn thám trong nhiều năm qua đã có tác động nhiều mặt đến các ngành công nghiệp, quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên… Hiện nay công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và sẵn sàng chinh phục thế giới .
Từ những năm 1970 việc thương mại hóa vệ tinh quan sát trái đất đang dần tăng về hiệu xuất và hiệu quả.Việc ứng dụng công nghệ viễn thám đã có những giá trị nhất định trong việc quy hoạch đô thị.
Giá trị của viễn thám trong quy hoạch đô thị.
1/ Điều khiển từ xa
Các công cụ vệ tinh cung cấp những dữ liệu về phản xạ dọc theo quang phổ điện từ cho phép phát hiện các đối tượng hoặc mô hình trái đất và tình trạng của nó. Các cảm biến với nhiều kích thước và quy mô khác nhau từ việc phân tích không gian chi tiết trên một tòa nhà hay nghiên cứu quy mô trên toàn khu vực lục địa phục vụ cho một đối tượng cá nhân, các ngành nghề.
Hệ thống viễn thám cung cấp giữ liệu trong một vùng không gian (khoảng > 500m). Vì vậy các bộ cảm biến như DMSP-OLS (ánh sáng ban đêm), hay MODIS , NOOA cho phép lập bản đồ trên đơn vị cơ sở lục địa hay quốc gia.
Với độ phân giải trung bình (>5m) cảm biến như Landsat, SPOT, IRS hoặc RapidEye gồm có một trường nhìn khoảng 60-185 km cung cấp dữ liệu trong và ngaoif thành phố.
Độ phân giải (<5m) cung cấp cảm biến như Ikonos, Quickbird, Cartosat-2 hoặc WorldView I & II cho phép phân loại cung cấp dữ liệu quy mô nhỏ trong thành phố.
Hình 1. Bản đồ 3D thành phố Munich |
Cùng với việc cảm biến vệ tinh dựa trên cảm biến từ xa trong không gian cung cấp các bộ dữ liệu về khu vực thành phố thì phần cảm biến hyperspectral như HyMap cho phép lập bản đồ bề mặt vật liệu hoặc các điều kiện của thực vật, hình ảnh trên không cung cấp độ phân giải lên đến vài cm và laserscanning cũng như âm thanh stereo camera cho phép sản xuất mô hình bề mặt kỹ thuật số trên độ phân giải hình học của 1 mét hoặc thậm chí cao hơn.
Hình 2. Bản đồ nhiệt độ thành phố Munich |
2/ Ứng dụng trong thiết lập bản đồ
Hình 3. (a) Mô hình 3D trung tâm thành phố Munich từ một cái nhìn phía đông nam và (b) quan sát xe ô tô và vận tốc của họ. |
(a) (b)
Với những ứng dụng cảm biến điều khiển từ xa đã đưa các dữ liệu thông tin về trái đất cùng với các phương pháp phân loại mờ dần định hình các thành phần chức năng trong thành phố như nhà ở, hệ thống giao thông, mặt nước, cây xanh… Ngoài sự xuất hiện lập bản đồ vật lý của một thành phố viễn thám cũng cho phép để nắm bắt những thông tin về sự chuyển động điều này cho phép giám sát lưu lượng giao thông.
Bên cạnh việc sử dụng dữ liệu bản đồ, công nghệ viễn thám còn có kênh hồng ngoại, nhiệt quang học như NOAA-AVHRR kết hợp với NDVI để lấy nhiệt độ bề mặt đất (LST). Ví dụ cho thấy LST bắt nguồn ở một vùng ngoại ô Munich đo vào ngày 29 tháng Bảy năm 2009 trên quy mô khu vực. So sánh với hình ảnh SLT giai đoạn sau cho thấy LST trong khu vực đô thị hoá của Munich và vùng ngoại ô của nó là cao hơn so với khu vực nông thôn và theo thời gian SLT thành phố đã lan ra diện rộng đáng kế. Ứng dụng này trong công nghệ viễn thám có thể hỗ trợ cho việc lập bản đồ phát triển thành phố qua từng giai đoạn.
Hình 4. Bản đồ tăng trưởng LST của các thành phố của Đức Munich và Dresden từ những năm 1970 |
3/ Tổng hợp, phân tích dữ liệu
Viễn thám có khả năng quan sát sự biến động đô thị qua khoảng thời gian dài cho thấy quá trình đô thị hóa. Và qua việc phân tích các dữ liệu mà qua công nghệ viễn thám thu được về địa hình, cấu trúc thành phố, hướng mở rộng phát triển ta có thể so sánh các đô thị với nhau. Phân tích các khu vực có nguy cơ bị rủi ro, thiên tai từ đó có biện pháp phòng ngừa hoặc cứu hộ.
4/ Hỗ trợ đánh giá
Từ những dữ liệu được tổng hợp có thể đánh giá môi trường, điều kiện sống của thành phố. ngoài ra các dữ liệu còn cho phép đánh giá cấu trúc đô thị, tiện ích đô thị và các vấn đề liên quan xã hội học.
Kết luận: Nói chung công nghệ viễn thám đã sẵn sàng cho một cuộc đổi mới về quy hoạch. Viễn thám cung cấp các dữ liệu để ta có cách nhìn nhận các vấn đề của thành phố một cách trực quan điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc quy hoạch và quản lý đô thị. Tuy nhiên cần phải tích hợp và đánh giá chính xác nguồn dữ liệu mà viễn thám cung cấp, nói cách khác là cần phải có phương pháp tiếp cận liên ngành để đưa ra những định hướng đúng đắn trong quy hoạch.
Nguồn thông tin từ: sensors and systems . Bài viết của: Taubenböck & S. dech
Người dịch: Cẩm Vân
Blogger Comment
Facebook Comment