Kí hiệu: KT08 - 05092014
Tên công trình: Kinh nghiệm xây hệ Hạ tầng xanh
Địa điểm: thành phố CALGARY - Canada
Công nghệ: Hạ tầng xanh
1. Giới thiệu thành phố
Calgary là thành phố nằm
ở phía nam tỉnh Alberta,
Canada. Thành phố được bầu chọn là thành phố sinh thái hàng đầu trên thế giới với chất lượng nước tốt, giảm tình trạng tắc nghẽn giao
thông …Thành phố đạt được số điểm cao nhất trong số 221 thành phố xanh được quốc
tế được bầu chọn.
2. Những vấn đề của thành phố đang gặp phải:
-
Sự xuống cấp của chất lượng không khí.
- Sự suy giảm chất lượng nước, lắng đọng với các chất ôi
nhiễm.
- Phát thải nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Sự gia tăng về tiếng ồn giao thông.
3. Phương
hướng giải quyết chung của thành phố
Thành phố nhận biết được những ảnh hưởng mà thành phố gặp phải có
thể giải quyết hoặc loại bỏ thông qua thiết kế bền vững mà điển hình là thiết
kế hạ tầng xanh. Thông qua hạ tầng xanh để giảm thiểu các tắc động tiêu cực đến
môi trường, tạo không gian xanh di động cho thành phố, đồng thời thực hiện chức
năng làm sạch không khí, nước mưa.
Thành phố đã thực hiện nhiều chính sách và các chương trình để
phát triển các cơ sở hạ tầng xanh, trong đó bao gồm các chương trình:
-Calgary một thành phố của cây
-Kế hoạch bảo vệ cây
-Phát sách ‘’ Stormwater Source Control Practices Handbook’’ cho
người dân.
-Kế hoạch bảo tồn đất ngập nước Calgary
-Sự thay đổi khí hậu và kế hoach, hành động, mục tiêu của thành
phố trong 50 năm.
-Đề xuất các thông số kỹ thuật trông cây trên đường phố, khu dân
cư.
-Phát triển chiến lược quản lý nước.
-Kế hoạch và chính sách bảo tồn đất ngập nước.
-Kế hoạch không gian mở trong thành phố
3. Những giải pháp cụ thể
3.1. Phát triển thảm thực vật:
Thành phố sử dụng thảm thực vật thay cho hệ thống lề đường thông
thường kết hợp với các cống rãnh tạo thành hành hang di động thoát nước trong
thành phố. Các thảm thực vật gồm 2 phần: phần trên mặt đất như cây cỏ, cây bụi
… để bảo vệ bề mặt không bị xói mòn và tạo không gian xanh cho thành phố. Phần
dưới mặt đất để hấp thụ các chất ô nhiễm và trầm tích.
a. Thảm thực vật được trồng tiếp giáp với lòng đường, bãi đậu
xe, vỉa hè, hoặc đường dành cho xe đạp …
b. Một số tiêu chuẩn:
. Thảm thực vật phải chiếm i nhất 10-20% diện tích mặt đường.
. Chiều rộng mỗi dải từ 1600mm đến 2400mm để đảm bảo xử lý chất
lượng nước.
. Khả năng thoát nước yêu cầu đạt 0.6mm/h. Nếu chậm hơn thì phải có hệ thống thoát nước hỗ trợ.
3.2. Xây dựng các block xanh (Infiltration planters):
Các block này được thiết kế riêng biệt và thích hợp với những thảm
thực vật ngập nước. Thường được thiết kế ở những nơi không gian bị hạn chế. Các
block này có tác dụng tích trữ nước mưa trong một thời gian ngắn, giảm lưu lượng
và khối lượng thoát nước trong thành phố, loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước
ngầm
a. Một số tiêu chuẩn:
. Thường được thế kế cho những không gian hẹp tầm 1200mm.
. Có hệ thống chống tràn loại bỏ lượng nước khi mực nước vượt quá
180mm.
. Khả năng thấm nước tối đa trong vòng 72h để tránh các vấn đề về
muỗi hoặc các tác nhân gây bệnh .
b.Ưu điểm hệ thống: quản lý
được 90% lượng nước mưa thấm qua các loại đất.
3.3. Giảm hiệu quả những nơi không thấm nước :
a.Giảm bề mặt bê tông hóa:
Sử dụng những con đường hẹp hơn, ở những con đường không cần thiết
hay những con đường du lịch. Qua đó làm tăng không gian thực vật giảm ảnh hưởng
đến môi trường.
b. Tăng khả năng thấm nước trên vỉa hè và lòng đường
-Hiệu quả:
. Giảm thiểu ô nhiễm vào môi trường khu vực.
. Làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt.
3.4 Tạo dòng chảy ra những không gian mở:
Hạn chế nước mưa chảy vào hành lang di động (Ống, cống thoát nước)
điều chỉnh dòng nước chảy vào những không gian xanh (Thảm thực vật, sông suối,
ao hồ) .
3.5 Làm sạch không khí :
Cây giúp làm sạch không khí, giảm sự nóng lên toàn cầu, nâng
cao tính thẩm mỹ của khu vực. Nhận ra những đặc điểm đó, thành phố Calgary đưa
ra đề án rừng đô thị (The urban forest) áp dụng cho thành phố.
a. Tối đa
hóa diện tích cây trồng :
Tăng tán rừng đô thị trong hành lang giao thông, tối đa hóa diện
tích cây trồng trong thành phố cũng như trên đường phố .Diện tích cây trông
hiện nay chiếm 24% trên tổng diện tích đất đai thành phố. Ngoài lợi ích sinh
thái, cây lót đường còn tạo sự thoải mái cho người đi bộ, cung cấp môi trường
trong sạch và không gian bóng mát.
b. Tạo điều kiện tăng trưởng tối ưu cho cây
Cải tiến kỹ thuật trồng cây, đất thiết kế và bề mặt chống nước.
c. Tăng cường đa dạng sinh hoc – thảm thực vật
Nâng cao thảm thực vật đặc biệt là các thực vật bản địa, các cây
trồng địa phương. Xây dựng các khu vườn xã hội phục vụ cho xã hội, điểm đặc
biệt là các loại cây, hoa trong khu vườn này hoàn toàn do người dân trồng và
chăm sóc.
3.6 Giảm nhu cầu năng lượng
a. Hệ thống thiết bị đường phố
Hành lang năng lượng được sử dụng để chạy các thiết bị chiếu sáng,
đèn tín hiệu, biển hiệu và các hệ thống khác. Bằng công nghệ khoa học, thành
phố đã thay thế năng lượng điện đẻ chạy các thiết bị đó đó bằng hệ thống năng
lượng điện mặt trời nhằm giảm hiệu quả việc tiêu thụ năng lượng, giảm bớt ảnh
hưởng đến việc hiệu ứng nhà kính.
b. Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường
Theo các nghiên cứu, các bề mặt tối hấp thự nhiều nhiệt từ mặt
trời hơn. Bề mặt màu đen có thể nóng lên đến 40 độ C nóng hơn so với bề mặt
phản xạ trắng. Khi sử dụng các vật liệu như thế, năng lượng mặt trời sẽ chuyển
hóa thành năng lượng nhiệt và làm nóng vỉa hè, lòng đường gây hiệu ứng đảo
nhiệt. Do vậy thành phố sử dụng loại gạch đặc biệt, sản xuất từ tự nhiên không
nung và thân thiện với môi trường hơn, bênh cạnh đó còn hỗ trợ thảm thực vật và
cải thiện chất lượng không khí trong đô thị.
c. Khuyến khích người dân đi bộ và đạp xe đạp
Xe đạp không thải các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính còn giúp
tăng cường sức khỏe. Nhận biết được điều này, thành phố thường xuyên tổ chức
các cuộc đua xe đạp vào các ngày nghỉ. Ngoài ra thành phố còn xây dựng nhiều
tuyến đường riêng cho người đi xe đạp trong và ngoài thành phố như tuyến đường
greenway.
4. Kết luận
Bằng những hành động, biện pháp cụ thể đặc biệt là các giải pháp
hạ tầng xanh, thành phố đã được bình chọn là thành phố sinh thái nhất trên thế
giới năm 2010, đứng trong top 20 thành phố có chất lượng sống tốt nhất
cho con người trên thế giới và rất nhiều danh hiệu cao quý khác. Thành phố là
bài học điển hình về cách tiếp cận, quy hoạch và vận dụng các hạ tầng kỹ thuật
xanh vào trong đời sống, liên kết được người dân và chính quyền để xây dựng
được 1 thành phố xanh. Trên đây mới là một số biện pháp cơ bản được áp dụng cho
thành phố để chúng ta học tập.
Ths. Phùng Thị Mỹ Hạnh và sinh viên Đại học Xây dựng
Blogger Comment
Facebook Comment